Góc nhìn của thời gian.

Da.Ng
3 min readMar 23, 2021

Hồi còn đi học, cô giáo kiểu: đoạn văn của em phải có ít nhất 5 câu.

Xã hội thực tế: Giải thích cho tôi trong 7s hoặc cậu ra khỏi đây. — Elon Musk

Góc nhìn:

  • 7 giây thì hơi ngắn, nhưng về mặt tổng thể thì khỏi chê. Nếu ta không định hình được tầm nhìn ngay từ đầu, thì có lẽ chúng ta đã bắt đầu sai cách.
  • Khi còn nhỏ, ta luôn được yêu cầu viết thật nhiều để làm dày kiến thức. Khi lớn lên, ta cần đưa ra những quyết định đúng đắn, nhanh chóng và đặc biệt, chính xác. (1)
  • Thế thì, đưa ra những quyết định có khó không, có. Nhanh chóng và chính xác có khó không, sure. Thế thì ta đã đạt được trạng thái thứ 2 ở trên chưa, chưa. Thực tế, ta cần cả hai — giữ cách giáo dục truyền thống và để kinh nghiệm lên tiếng.

Rút ra: cả đời ta là 5 trang kiến thức và chỉ được trình bày nó trong vài giây đầu tiên với khách hàng. Viết xuống là cách mà ta lớn, lúc bé làm được, lúc lớn thì không.

Hồi còn đi học, đi học thêm, học trước người ta 2,3 tuần thôi cũng trở thành “thiên tài”, hoặc ít nhất cũng trụ vững như cột đình trên lớp. Thế thì những thành phần còn lại không học thêm chắc muốn trụ được phải nỗ lực lắm.

Thực tế đi làm, sếp mắng cái, nghỉ. Áp lực công việc tăng, nghỉ. Không hoà đồng được, nghỉ. Mở cửa hàng bán ít khách, dẹp. Sẵn sàng làm lính mới chứ không trụ được lâu, senior intern, lăn lộn 5–10 năm cũng chỉ là kẻ vừa hết thử nghề.

Góc nhìn:

  • Hãy thử nêu tên ai là chuyên gia trong marketing , trong bán hàng, trong chuyển đổi số. Nếu có thì họ là chuyên gia trong cái giếng của bạn mà thôi.
  • Còn người giàu nhất thế giới ? Ông ấy cũng chỉ là người trụ lại cuối cùng khi những người khác đã ra đi hoặc rời khỏi bảng xếp hạng.
  • Ông thầy giỏi thì sao ? Đơn giản là khi nhiều ông khác đã bỏ nghề, giảm sức cạnh tranh.
  • Tất cả các ông vua đều phải tự tìm chiếc vương miệng của mình. Và ông nào trụ được cuối cùng trong cuộc chiến tàn khốc, sẽ được lên ngai. Và cuộc chiến này, không phân biệt thế hệ, lứa tuổi.

Rút ra:

  • Không có đỉnh cao, chỉ có những ngọn núi cao hơn mà ta chưa được thấy.
  • Không ai là đặc biệt khi không trải qua quá trình dài tích luỹ, tính theo đơn vị mỗi ngày.

Thế qua 2 câu chuyện trên ta học được gì.

Thực tế con người ta lớn lên và trải qua mỗi giai đoạn khác nhau. Nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ chẳng liên quan, nhưng lại có sự liên kết không tưởng.

Trường dạy ta trở nên chuyên nghiệp và tử tế. Lớn lên chút ta học được cách đúng giờ, ưu tiên công việc và xử lí tình huống dưới áp lực. Nếu bạn chưa học được bất kì điều gì từ giai đoạn trước đến bây giờ, đó có thể là lỗi của bạn.

Vậy thì, hãy suy nghĩ vì có thể rằng, con đường sự nghiệp của ta đã bắt đầu từ những năm học cấp 2, cấp 3 kia. Chúng ta đã may mắn được rèn giũa, được hấp thụ những kĩ thuật, những phương pháp huyền thoại ở những năm tháng còn tán gái qua thư bút chì.

Sài gòn, 15/3/2021.

--

--